Làm thế nào để tìm kiếm trên Google?


Làm thế nào để tìm kiếm trên Google?

Làm thế nào để tìm kiếm trên Google?

Facebook
Tìm Google thì cứ lên Google.com mà gõ vô thôi, có gì mà khó? Thật ra tìm kiếm online là cả một nghệ thuật, và người tìm ra cái cần tìm là một nghệ sĩ. Để làm được điều đó bạn không chỉ gõ gõ là xong, bạn cần phải suy nghĩ về vấn đề của mình, tìm được những từ khóa then chốt để có thể search ra cách giải quyết nhanh nhất và gọn gàng nhất. Nhưng chưa xong, vấn đề lọc lựa thông tin để tiếp nhận cũng là một điều quan trọng. Vì hiện tại có nhiều bạn vẫn chưa rành cách tìm kiếm khi cần Google một vấn đề nên trong topic này mình sẽ chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm nhỏ của mình. Mời các bạn chia sẻ luôn những cách suy nghĩ, những thói quen của bạn khi tìm trên Google nhé.

Keyword

Keyword, tiếng Việt gọi là từ khóa, chính là then chốt quyết định bạn có tìm ra cách giải quyết hay câu trả lời cho vấn đề mà bạn đang gặp phải hay không. Nếu tìm sai từ khóa thì Google vẫn trả về cho bạn một đống kết quả, nhưng sẽ không có cái nào giúp bạn được cả.

Vậy làm sao để biết keyword khi cần tìm kiếm về một vấn đề nhất định? Có một số quy tắc mà mình thường áp dụng như sau:
  • Nếu đang tìm kiếm tên một địa danh, một vị trí, một điểm đến, một người nào đó, hay bất kì thứ gì là danh từ riêng: chắc chắn phải thêm tên đó vào. Ví dụ: "Sài gòn", "Đà Lạt", "Taylor Swift", "Steve Jobs", "Mario", "kính Hubble", "NASA", "Tử Cấm Thành", "sách Pháo Đài Số", "iPhone 10 Plus++"
  • Nếu đang tìm kiếm một thông báo, một lỗi, chắc chắn phải ghi nguyên văn vào. Ví dụ: "Your PC ran into a problem and needs to restart", hay "Đã phát hiện lớp phủ màn hình". Nếu có mã lỗi thì càng tốt vì nó sẽ giúp thu hẹp phạm vi tìm kiếm, ví dụ: "Error x878000E"
  • Nếu đang tìm hiểu về một vấn đề chuyên ngành hoặc mang tính đặc thù cao, hãy gõ tên đặc thù của cái mà bạn đang tìm hiểu. Ví dụ: "database engine", "machine learning", "hack phone", "jailbreak", "python", "web programming"
  • Đừng chỉ dùng keyword tiếng Việt: đôi khi bạn cần tìm kiếm về một chủ thể nào đó nhưng tìm mãi theo cụm từ tiếng Việt mà lại chẳng có gì liên quan. Khi đó, nếu biết tiếng Anh nó gọi là gì, hãy chuyển sang dùng keyword tiếng Anh xem sao.
Ở trên chỉ là những keyword giúp bạn hiểu được một cách tổng quát về "chủ thể" mà bạn cần tìm kiếm thôi. Trong nhiều trường hợp chúng ta vẫn cần thêm keyword theo sau để Google biết bạn đang muốn tìm cái gì liên quan tới chủ thể đó, có thể làm cách sửa lỗi, có thể là vị trí, có thể mật độ dân số hay cách học hỏi chẳng hạn. Bạn cần phải nói điều đó ra thì Google mới biết mà giúp bạn. Một vài keyword về "hành động" mà mình thường dùng là:
  • Cách sửa lỗi +
  • Làm sao để +
  • Cách +
  • + là gì
  • Làm sao để học +
  • Học + + như thế nào
  • + mua ở đâu
  • + giá bao nhiêu
Tiếng Anh thì xài mấy cái này
  • How to fix +
  • How to +
  • How to learn +
  • Getting started with +
  • Where is +
  • What is +
Keword_khi_search_Google.jpg
Cách ghép keyword cho hiệu quả

Khi đã định hình được trong đầu những keyword chuẩn bị dùng để tìm kiếm rồi thì bắt đầu tới khâu sắp xếp và viết như thế nào để Google có thể đưa cho bạn những kết quả chính xác nhất. Mà để làm được điều đó, bạn cần biết cách Google đi thu gom và tìm thông tin.

Khi một trang web mới xuất hiện, Google sẽ "scan" qua website đó, đọc từng dòng, từng chữ, từng hình ảnh xuất hiện trên web rồi lưu nó vào cơ sở dữ liệu của hãng. Lúc bạn cần tìm kiếm, Google sẽ cầm keyword của bạn đi vào cơ sở dữ liệu này, lục trong cả đống "hồ sơ" để tìm ra được kết quả gần khớp nhất. Có nhiều cách để Google tìm: tìm nguyên văn (keyword thế nào thì đi tìm thế đó), tách chữ trong keyword ra để tìm, tìm những từ đồng nghĩa, tìm từ gần nghĩa, v.v Chưa hết, Google có vẻ như còn đánh thứ tự ưu tiên tìm kiếm cho những từ đầu tiên trong cụm keyword và điều đó cũng ảnh hưởng tới kết quả search.

Theo kinh nghiệm của mình, với những thuật toán search như vậy, Google thường trả về kết quả đúng nhất khi keyword của bạn không quá dài và chứa đầy đủ 2 phần: keyword chủ thể + keyword hành động. Thứ tự sắp xếp thì tùy vào hoàn cảnh và ngôn ngữ, có thể xài cách như mình đã gợi ý cho anh em ở trên cũng được. Nếu dùng tiếng Việt, bạn hãy sắp xếp keyword thành một câu giống như khi bạn đang hỏi người khác vì đó cũng là thứ mà người ta thường post lên website. Ví dụ, bạn hỏi Google "Sài Gòn ở đâu" thì sẽ cho kết quả đúng hơn là khi tìm "ở đâu Sài Gòn". Việc đặt các keyword lung tung như thế sẽ khiến Google trả về kết quả khác thứ tự, khác luôn cả nội dung nữa.

Và bạn cũng nên tránh các câu hỏi quá dài, dạng như "Làm thế nào để tôi có thể khắc phục vấn đề sập nguồn của laptop, laptop của tôi là MacBook Pro 2016". Câu hỏi đó chứa quá nhiều keyword thừa và chủ thể của bạn cũng không được ưu tiên đưa lên đầu, vậy nên Google sẽ khó mà tìm thấy kết quả đúng như kỳ vọng của bạn. Câu này có thể viết lại theo cách tốt hơn như sau: "Cách sửa lỗi sập nguồn MacBook Pro 2016". Mời anh xem thử hình bên dưới để thấy sự khác biệt, rõ ràng cách 2 đem lại kết quả có độ liên quan cao hơn rất nhiều.
Keyword_sap_xep_1.jpg
Keyword_sap_xep_2.jpg
Lọc và tổng hợp thông tin

Sau khi Google đã trả về kết quả cho bạn, bước tiếp theo bạn cần thực hiện là chọn lọc xem nên tin link nào, không nên tin link nào, và nên dùng thông tin đó ra sao. Cái này cần cả một quá trình thực tập dài và cả sự hiểu biết về các nguồn thông tin, nhưng có thể tóm gọn vài quy tắc như thế này:
  • Các kết quả trả về trên đầu thường được Google đánh giá cao, và đa phần là những trang lớn
  • Các trang báo lớn, cả trong nước lẫn ngoài nước, là nguồn có thể tin tưởng được với độ tin cậy khá cao (credible)
  • Các trang vô danh tiểu tốt, blog cá nhân, diễn đàn thường có mức credible thấp hơn (nhưng không có nghĩa là sai, bạn sẽ phải tự mình đánh giá coi đúng hay không)
  • Nên kiểm tra chéo thông tin giữa ít nhất 2 nguồn thông tin mà Google trả về xem có sự khác biệt quá lớn nào hay không, nếu thì lại Google để tìm hiểu xem vì sao khác, khác như thế nào
  • Wikipedia không phải lúc nào cũng đúng, chỉ mang tính chất tham khảo
  • Khi tìm công nghệ, kĩ thuật, sản phẩm của một hãng nào đó thì thông tin trên website của hãng làm ra món đồ đó có độ tin cậy cao
Loc_thong_tin_Google.jpg
Ở trên các bạn có thể thấy mình nhắc nhiều tới chữ độ tin cậy, nhưng không có nghĩa là trang tin cậy lúc nào cũng đúng 100%. Bạn sẽ cần luyện tập việc này ngày qua ngày, với nhiều loại thông tin khác nhau. Như mình đây, khi mình Google về chip Intel Kaby Lake, mình sẽ kiểm tra thông tin trên Wikipedia để có cái nhìn tổng quát về con chip này, sau đó check từng mẩu thông tin bên website của Intel, các blog công nghệ, các web công nghệ lớn, hay check với bài viết trước của chính mình trên Tinh tế chẳng hạn :D

Vụ lọc và tổng hợp thông tin này có lẽ sẽ chia sẻ với anh em trong một topic khác kỹ càng hơn nhé. Ở đây chúng ta tập trung vào kĩ năng Google là chính.

Hình thành thói quen

Đây là cái quan trọng nhất đây: anh em phải tập nghĩ về Google như là giải pháp đầu tiên mỗi khi anh em gặp bất kì vấn đề gì. Không phải đi hỏi người khác, không phải chat với bạn bè, mà chính Google mới là cứu cánh đầu tiên của anh em. Không biết nấu món bún cá sứa Nha Trang? Google. Không biết cài Win? Google. Không biết reset điện thoại Android? Google luôn. Quên đường sang nhà bạn gái? Google tất. Mọi thứ đều Google được, hãy thử đi.

Thói quen này không phải muốn là có ngay. Cũng như kĩ năng lọc thông tin, thói quen nghĩ và sử dụng Google cần phải được hình thành theo năm tháng, điểm mấu chốt là anh em hãy chịu khó cầm điện thoại, cầm máy tính lên và search một vài lần đầu tiên đi. Chỉ như vậy anh em mới có động lực và thói quen ban đầu rồi sau đó mới tiếp tục được. Nếu không bao giờ làm thì không cách gì hình thành được thói quen đâu.

Khi anh em đã quen với cách suy nghĩ và sử dụng Google, nó không chỉ giúp cho những vấn đề cuộc sống mà còn giúp cho cả công việc của anh em nữa. Anh em không thể nào hỏi tất cả mọi thứ với tất cả mọi người, cái nào Google được thì hãy Google đi, chỉ khi nào không ra thì mới đi hỏi.

Thủ thuật nâng cao

Phần này bác @Black Mamba góp ý, cảm ơn bác nhiều

Các cách mà mod giới thiệu ở trên là dành cho những người dùng phổ thông, và đa số chúng ta sẽ tìm kiếm như vậy. Còn với những người cần dùng chức năng cao hơn một chút, chúng ta có thể dùng thêm một số toán tử và kỹ thuật tìm kiếm như:

1. Tìm kiếm truyền thông xã hội
Đặt @ ở trước một từ để tìm kiếm truyền thông xã hội. Ví dụ: @trump.

2. Tìm kiếm giá
Đặt $ ở trước một số. Ví dụ: bàn $50.

3. Tìm kiếm hashtag
Đặt # ở trước một từ. Ví dụ: #mwc17

4. Toán tử + : được dùng kết hợp để tìm cụ thể một từ khóa nào đó và bắt buộc có trong kết quả tìm kiếm. Lưu ý, bạn phải đặt dấu + sát từ khóa, không có khoảng trắng.
  • Cú pháp trên Google: kiếm tiền trên mạng +affiliate
  • Kết quả trả về là những trang web nói về “kiếm tiền trên mạng" và có chữ Affiliate
5. Loại trừ từ khỏi tìm kiếm của bạn
Đặt - ở trước từ bạn muốn loại ra. Ví dụ: jaguar speed-car

6. Tìm kiếm chính xác
Đặt từ hoặc cụm từ trong dấu ngoặc kép.
  • Tìm trên Google: “học bán hàng trực tuyến"
    Kết quả là những trang webcó chứa chính xác cụm từ trên.
  • Tìm trên Google: khóa học internet (không có dấu ngoặc kép)
    Kết quả là những trang web chứa đủ 4 từ "khóa" "học" "seo", không phân biệt thứ tự xuất hiện.
7. Tìm kiếm ký tự đại diện hoặc từ chưa biết
Đặt dấu * trong từ hoặc cụm từ mà bạn muốn để tìm kiếm rộng, dấu * đại diện cho từ hoặc cụm từ. Dấu * có thể đứng trước, đứng giữa hoặc đứng sau từ khóa cần tìm.
  • Search trên Google: vì sao*yêu
  • Kết quả trả về là những trang web có nội dung như: vì sao anh không yêu em, vì sao đàn ông yêu đàn ông,...
8. Toán tử ~: được dùng để tìm các kết quả đồng nghĩa với từ khóa của bạn. Thuật ngữ này ít được sử dụng ở Việt Nam.

9. Tìm kiếm trong một phạm vi số
Đặt .. giữa hai con số. Ví dụ: bàn $50..$100.

10. Kết hợp các tìm kiếm
Đặt "OR" hoặc | ở giữa mỗi truy vấn tìm kiếm. Ví dụ: marathon OR chạy.

11. Tìm kiếm một trang web cụ thể
Đặt "site:" ở trước một trang web hoặc miền. Ví dụ: site:tinhte.vn hoặc site:.gov.

12. Tìm kiếm trang web liên quan
Đặt "related:" ở trước một địa chỉ web bạn đã biết. Ví dụ: related:tinhte.vn

13. Nhận thông tin chi tiết về một trang web
Đặt "info:" ở trước địa chỉ trang web.

14. Xem phiên bản được lưu trong bộ nhớ cache của trang web của Google
Đặt "cache:" ở trước địa chỉ trang web.

15. Filetype:“loại file" : được dùng để tìm chính xác loại file: doc, pdf, mp3, zip, xls,…
Tìm trên google: Báo giá thiết kế website + filetype:pdf
Kết quả trả về là những website có chứa file báo giá thiết kế website được làm bằng pdf

16. Define: được dùng để tra định nghĩa của các từ, cụm từ. Được dùng trên google.com (google.com.vn không hiểu cú pháp này, thay vào đó chúng ta sẽ dùng: SEO là gì)
Search trên google.com: define:SEO sẽ trả về kết quả là định nghĩa của từ SEO.

Lưu ý rằng:
  • Google Tìm kiếm thường bỏ qua dấu câu, vốn không phải là một phần của toán tử tìm kiếm.
  • Đừng thêm khoảng trống giữa các ký hiệu hoặc từ và cụm từ tìm kiếm của bạn. Tìm kiếm site:nytimes.com sẽ hoạt động nhưng site: nytimes.com thì không.
Chúc anh em Google thành công :D
Trang 2

Làm thế nào để tìm kiếm trên Google?

  1. Để tìm kiếm Google hiệu quả nhất làm theo các bước sau nhé:
    1: Mở tab ẩn danh.
    2: Nhập tên hoặc code cần tìm kiếm.
    Tận hưởng.
  2. thanh_nhan đã nói:
    Để tìm kiếm Google hiệu quả nhất làm theo các bước sau nhé:
    1: Mở tab ẩn danh.
    2: Nhập tên hoặc code cần tìm kiếm.
    Tận hưởng.
    mình đã làm theo gợi ý của bạn và thật bất ngờ, kết quả déll có gì khác
  3. Có vẻ không ai biết tới vụ để vào dấu ngoặc kép. Chẳng hạn
    "Tinhte" sẽ ép lọc kết quả tốt hơn tí nếu nhớ được 1 đoạn nào đó trong cái mình cần tìm kiếm
  4. Có bác nào có cái tật như mình là : mở Chrome lên , gõ google.com thanh địa chỉ rồi mới gõ từ cần tìm kiếm :confused:
  5. Xưa tầm những năm 2003 mình hay tìm kiếm theo msn, sau chuyển dần sang Google riết thành quen! Giờ xài Google như cơm bữa :D
     Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using Blackberry PASSPORT.se 
  6. Search keyword "bao giờ giàu" có ra 1 đống trang web,diễn đàn mời chào đa cấp không ? :))
    Nói chung mấy ý mod nêu trong bài mình vẫn đang thực hành thuần thục.Đôi khi gõ theo kiểu : "keyword+keyword+keyword" là ra sát kết quả nhất
  7. Google, phải nói là kinh khủng. Không thể kể hết những lợi ích mà nó mang lại cho tri thức con người.
  8. Nhiều người họ vẫn ko tự tạo cho mình thói quen tìm kiếm trước khi hỏi, nhiều lúc muốn chỉ cho họ nhưng thấy vấn đề đó tràn lan trên Internet nên cứ quăng cái link tìm kiếm cho bỏ ghét :D
  9. Anh Duy Luân làm bài nào cũng rất chi tiết và dễ hiểu. Like.
    Duy Luân thích nội dung này.
  10. Ozawa + uncen + 2017 + ....
    Thuật toán tìm kiếm được nhiều người dùng nhất :D
  11. thanh_nhan đã nói:
    Để tìm kiếm Google hiệu quả nhất làm theo các bước sau nhé:
    1: Mở tab ẩn danh.
    2: Nhập tên hoặc code cần tìm kiếm.
    Tận hưởng.
    =)) hiểu nha, mà nhớ thêm keyword tên website để kết quả đúng hơn
    Lol #₫_&-+()/ thích nội dung này.
  12. Vỹ Spirit đã nói:
    Nhiều người họ vẫn ko tự tạo cho mình thói quen tìm kiếm trước khi hỏi, nhiều lúc muốn chỉ cho họ nhưng thấy vấn đề đó tràn lan trên Internet nên cứ quăng cái link tìm kiếm cho bỏ ghét :D
    Nhiều khi bực phát khóc :)) ghét thiệt. Chả hiểu.
    Vỹ Spirit thích nội dung này.
  13. Phải chăng bài viết nên thêm một số thủ thuật tìm kiếm nhỏ nnư: tìm kiếm chính xác 1 cụm từ, tìm kiếm định dạng file,...
  14. Minh hay gõ " google pacman " la chơi lúc rảnh rỗi thôi
    Còn thói quen tuy mỗi ngườ
  15. các bà mẹ nuôi con không khỏe hay bị bệnh hay gì gì khác cũng lên google tìm, cái này mới tai hại
    worry.png
    Duy Luân thích nội dung này.
  16. Nhìn keyword mà có cách với làm sao để thì thấy chuủ thớt còn non và xanh lắm. Người ta hay đùa phụ nữ search dài dòng, ông này cũng thế, đỡ hơn xíu thôi :cool:
  17. viethung588 đã nói:
    Gõ tìm nhà bạn gái mà google nói 20 năm nữa mới tìm ra là sao ad
    Bác vậy ít ra vẫn còn cơ hội, còn tui nó vẫn đang load chưa có câu trả lời đây :(
Trang 3
Thanks bác! em đã note lại để đọc dần cho
Black Mamba đã nói:
Các cách mà mod giới thiệu ở trên là dành cho những người dùng phổ thông, và đa số chúng ta sẽ tìm kiếm như vậy. Còn với những người cần dùng chức năng cao hơn một chút, chúng ta có thể dùng thêm một số toán tử và kỹ thuật tìm kiếm như:

1. Tìm kiếm truyền thông xã hội
Đặt @ ở trước một từ để tìm kiếm truyền thông xã hội. Ví dụ: @trump.

2. Tìm kiếm giá
Đặt $ ở trước một số. Ví dụ: bàn $50.

3. Tìm kiếm hashtag
Đặt # ở trước một từ. Ví dụ: #dmcs

4. Toán tử + : được dùng kết hợp để tìm cụ thể một từ khóa nào đó và bắt buộc có trong kết quả tìm kiếm. Lưu ý, bạn phải đặt dấu + sát từ khóa, không có khoảng trắng.
  • Cú pháp trên Google: kiếm tiền trên mạng +affiliate
  • Kết quả trả về là những trang web nói về “kiếm tiền trên mạng" và có chữ Affiliate
5. Loại trừ từ khỏi tìm kiếm của bạn
Đặt - ở trước từ bạn muốn loại ra. Ví dụ: jaguar speed-car

6. Tìm kiếm chính xác
Đặt từ hoặc cụm từ trong dấu ngoặc kép.
  • Tìm trên Google: “học bán hàng trực tuyến"
    Kết quả là những trang webcó chứa chính xác cụm từ trên.
  • Tìm trên Google: khóa học internet (không có dấu ngoặc kép)
    Kết quả là những trang web chứa đủ 4 từ "khóa" "học" "seo", không phân biệt thứ tự xuất hiện.
7. Tìm kiếm ký tự đại diện hoặc từ chưa biết
Đặt dấu * trong từ hoặc cụm từ mà bạn muốn để tìm kiếm rộng, dấu * đại diện cho từ hoặc cụm từ. Dấu * có thể đứng trước, đứng giữa hoặc đứng sau từ khóa cần tìm.
  • Search trên Google: vì sao*yêu
  • Kết quả trả về là những trang web có nội dung như: vì sao anh không yêu em, vì sao đàn ông yêu đàn ông,...
8. Toán tử ~: được dùng để tìm các kết quả đồng nghĩa với từ khóa của bạn. Thuật ngữ này ít được sử dụng ở Việt Nam.

9. Tìm kiếm trong một phạm vi số
Đặt .. giữa hai con số. Ví dụ: bàn $50..$100.

10. Kết hợp các tìm kiếm
Đặt "OR" hoặc | ở giữa mỗi truy vấn tìm kiếm. Ví dụ: marathon OR chạy.

11. Tìm kiếm một trang web cụ thể
Đặt "site:" ở trước một trang web hoặc miền. Ví dụ: site:tinhte.vn hoặc site:.gov.

12. Tìm kiếm trang web liên quan
Đặt "related:" ở trước một địa chỉ web bạn đã biết. Ví dụ: related:tinhte.vn

13. Nhận thông tin chi tiết về một trang web
Đặt "info:" ở trước địa chỉ trang web.

14. Xem phiên bản được lưu trong bộ nhớ cache của trang web của Google
Đặt "cache:" ở trước địa chỉ trang web.

15. Filetype:“loại file" : được dùng để tìm chính xác loại file: doc, pdf, mp3, zip, xls,…
Tìm trên google: Báo giá thiết kế website + filetype:pdf
Kết quả trả về là những website có chứa file báo giá thiết kế website được làm bằng pdf

16. Define: được dùng để tra định nghĩa của các từ, cụm từ. Được dùng trên google.com (google.com.vn không hiểu cú pháp này, thay vào đó chúng ta sẽ dùng: SEO là gì)
Search trên google.com: define:SEO sẽ trả về kết quả là định nghĩa của từ SEO.

Lưu ý rằng:
  • Google Tìm kiếm thường bỏ qua dấu câu, vốn không phải là một phần của toán tử tìm kiếm.
  • Đừng thêm khoảng trống giữa các ký hiệu hoặc từ và cụm từ tìm kiếm của bạn. Tìm kiếm site:nytimes.com sẽ hoạt động nhưng site: nytimes.com thì không.
Thanks bác. em đã note lại đọc dần cho nhớ. Bài của Mod cũng rất hữu ích, phù hợp với em. Từ khoá chủ thể + từ khoá hành động.
Trang 4

Làm thế nào để tìm kiếm trên Google?

  1. nếu nhìn qua 1 bức tranh nhưng không biết tên bức tranh đó là gì thì làm sao để search được vậy? Nếu em đã chụp lại được bức tranh đó, có cách nào post lên để gôogle search dựa theo hình em gửi không ta?
  2. Haiz, lên Gu-gồ tìm tên bạn gái, vậy mà Gu-gồ load 27 năm rồi chưa ra kết quả.
    Theo các bác, em có nên refresh cho nó load lại từ đầu không?
  3. johnny8384 đã nói:
    nếu nhìn qua 1 bức tranh nhưng không biết tên bức tranh đó là gì thì làm sao để search được vậy? Nếu em đã chụp lại được bức tranh đó, có cách nào post lên để gôogle search dựa theo hình em gửi không ta?
    Có bạn, bạn vào Google Image, ngay chỗ cái biểu tượng máy chụp hình, có mục Upload image. Chọn hình của bạn, Google nó sẽ dò ra ảnh tương tự, từ đó bạn có thể coi kĩ hơn
    johnny8384 thích nội dung này.
  4. vtking đã nói:
    Haiz, lên Gu-gồ tìm tên bạn gái, vậy mà Gu-gồ load 27 năm rồi chưa ra kết quả.
    Theo các bác, em có nên refresh cho nó load lại từ đầu không?
    Bác nên liên thientan.us nhé, nghe bảo nhiều lắm
  5. tiwenger đã nói:
    mình thấy quan trọng là phải biết tiếng anh, vì search mà gõ tiếng việt thì rất ít tài liệu, rất ít chia sẻ. ai mà cũng chia sẻ như tinhte thì khoái bik mấy :)
    Đó là lý do mình thích Tinh tế :D chia sẻ mọi thứ.
  6. Mình rất thích bác mod Duy Luân có những bài post chất lượng cho ae. Mình lại có nhiều dụng cụ trong tay để khai thác cụ Google :D
  7. Duy Luân đã nói:
    Anh em share bài này để người ta Google trước khi hỏi nha :))
    mày tào lao quá Duy Luan ơi, search ko ra thì đổi từ khóa, có vậyth ôi mà cũng viết bài, vì ăn thua thằng up lên nó đặt từ khóa như thế nào thôi, nó đặt Duy Luân ngu mà mày search Duy Luân ngục sao mà ra.???
    kungfu9999 thích nội dung này.
  8. boydappha đã nói:
    có ai hay check Google bằng từ khóa site:thiendia ... như mình k :D
    chào đồng ram =))))))
  9. Mình rất thích đọc các bài của mod Duy Luân trên tinhte. Tuy có nhiều bài không quá chuyên sâu nhưng rất hữu ích với anh em mới.
  10. Gõ trên google hk cần dấu : chấm hỏi, các dấu ngắt câu....
    Ý kiến mn tek nào?
    Aduckuba
  11. aduckuba đã nói:
    Gõ trên google hk cần dấu : chấm hỏi, các dấu ngắt câu....
    Ý kiến mn tek nào?
    Aduckuba
    Dù có dấu hay k thì nó vẫn ra kết quả cần tìm
    tucammoi thích nội dung này.
  12. Duy Luân đã nói:
    cách tra Google :D
    Có cần thêm mặt cười lúc tìm không a Duy Luân? :))
  13. Duy Luân đã nói:
    Loại trừ từ khỏi tìm kiếm của bạn
    Mod cho mình hỏi là sao không bỏ từ đó khỏi từ khóa tìm kiếm mà lại phải dùng loại trừ ?
    tucammoi thích nội dung này.
  14. tìm kiếm google củng có bí quyết , máy ông có tinh ko , tôi tìm kiếm file trên mạng qua google cả ngày trời mà chưa tìm thấy
    tucammoi thích nội dung này.
  15. baohienyen đã nói:
    tìm kiếm google củng có bí quyết , máy ông có tinh ko , tôi tìm kiếm file trên mạng qua google cả ngày trời mà chưa tìm thấy
    nó xóa ròi, gg chó lắm thằng nào cho nó tiền là nó dấu ngay.
Trang 5
Tên tài khoản hoặc Email:
Mật khẩu:
Nhớ đăng nhập
Đăng nhập bằng Facebook
Đăng nhập bằng Google

Tags